- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Hôm nay vô tình đọc 1 bài viết trên Delta, tác giả của nó than thở về vấn đề tại sao con người ta muốn cái này, muốn cái kia, để rồi khi đạt được lại cảm thấy không thỏa mãn, tồi tệ hơn, nếu trước kia, họ cứ tưởng đạt được cái này, cái kia thì họ sẽ vui sướng, nhưng khi đã đạt được thì...không cảm thấy vui thích như tưởng tượng của họ lúc đầu !
Rồi một báo cáo về cái gọi là chỉ số hạnh phúc đã thể hiện một sự thật khá khác lạ, rằng ở các nước đang phát triển, nhất là khu vực châu Á, người dân cảm thấy hạnh phúc hơn các nước phát triển. Điều này làm nhiều nhà phân tích bàn ra tính vào, có những lý lẽ rất thuyết phục, nào là Kinh tế đang lên, môi trường chính trị ổn định hơn tại các nước châu Á, rồi thì văn hóa, có cả ý kiến cho rằng hình như báo cáo này sai !!!
Thế thì điều gì làm nên sự hạnh phúc ấy, ghi nhận và rất tôn trọng ý kiến của nhiều nhà phân tích, tác giả nêu ra quan điểm của mình và nhận thấy mình không hề mâu thuẫn với họ, mà thậm chí, còn khái quát hóa các ý kiến này...
Thằng bạn cùng phòng của tôi khoe điểm kỳ này của nó cao, tôi hỏi "so với mấy kỳ trước hả ?", nó kêu "không, so với mấy đứa cùng lớp". Câu trả lời của nó làm tôi bất chợt nghĩ đến một điều lâu nay tôi vẫn suy ngẫm...
Có vô số những tính từ miêu tả cảm xúc, tính chất mà ta dùng trong cuộc sống hằng ngày, có lúc ta dùng nó để miêu tả về 1 đối tượng nào đó, vd như câu nói của thằng bạn tôi: "Điểm kỳ này của tao cao" (1), hay như "Cái bàn này đẹp quá" (2). Cũng có khi ta dùng nó để so sánh cái này với cái kia, vd như "cái bút này đẹp hơn cái bút kia" (3)...
Tôi đã từng nêu ra một giả sử, rằng nếu điểm thằng bạn tôi không cao so với mấy đứa trong lớp, hay nếu cái bàn mà tôi nhận xét ban nãy là duy nhất trên thế giới thì mấy câu nhận xét ở trên có còn đúng không, bạn tôi và tôi có còn nhận xét như vậy nữa không ?
Và rồi tôi dần nhận ra 1 điều: ngay cả khi ta không so sánh gì cả, như câu (1) và (2) thì thực ra là ta vẫn đang ngầm so sánh đấy thôi, ngầm so sánh với cái chuẩn mực khách quan nào đấy, với cái chung mà lâu nay ta vẫn thừa nhận như 1 cái mốc, cái chuẩn khách quan. Mất đi cái chuẩn ấy, ta chẳng thể nào biết nên nhận xét ra sao.
Bạn có tin điều này không nhỉ ?, tôi dám cá rằng bất cứ câu nhận xét nào của bạn , tôi cũng đều chỉ được là bạn đang so sánh với cái gì, mà nếu không so sánh như vậy thì câu nhận xét ấy sẽ "đổ vỡ" ngay. Tôi muốn bạn dừng lại một chút để kiểm tra, để phản biện...
Suy rộng ra một chút, không dừng lại ở mấy câu từ chỉ tính chất, cái cảm giác của con người cũng từ chỗ so sánh mà ra. Vui, buồn, hạnh phúc, đau khổ,.. tất cả là do cảm nhận chủ quan của ta. Ai chẳng biết anh giàu chưa chắc anh đã hạnh phúc, song có ai cắt nghĩa tại sao, do họ không được gần gũi người thân, do họ hay lo lắng ??... Đúng cả, nhưng tại sao khi họ không gần gũi người thân thì họ lại phải buồn, tại sao cái thành đạt sự nghiệp không xoa dịu, bù đắp được cho họ ?
Bạn nên ngừng một chút để suy ngẫm...
Là bởi, họ có nhu cầu rất lớn về tình cảm (tình cảm của con người tự khắc nó có nhu cầu rất lớn) nhưng không được đáp ứng, họ so sánh thực tại tình cảm với nhu cầu tình cảm, từ đấy mới nảy sinh cái cảm giác buồn.
Trở lại câu chuyện về chỉ số hạnh phúc, ta có một câu trả lời rất tổng quát : người dân châu Á phần đông lâu nay sống trong nghèo khó, nay kinh tế phát triển nhanh, tự khắc họ thấy cuộc sống tốt hơn lên so với trước, và họ thấy vui hơn. Hơn nữa, giả sử kinh tế họ khó khăn, nhưng quanh họ nhiều người khó khăn hơn, hoặc như họ, tự khắc họ không (ít) thấy buồn, còn nếu mà quanh họ ai cũng giàu hơn thì chắc họ sẽ buồn... Tất nhiên còn nhiều các nguyên nhân khác, tôi chỉ nêu các nguyên nhân phục vụ bài viết. Và cái cảm giác so sánh cũng tương đối thôi, ví dụ xung quanh ta nhiều người nghèo hơn, tất nhiên ta ít thấy buồn hơn, nhưng nếu cuộc sống quá khó khăn, ta sẽ thấy buồn nhiều, bởi đơn giản, ta đang so sánh với nhu cầu hiện tại của ta !, cuộc sống vật chất không đáp ứng những nhu cầu cơ bản, làm sao ta vui được, suy cho cùng, cũng lại là một so sánh !
Còn nhiều ví dụ khác lắm, ví dụ những đứa con nhà nghèo, khi đã hòa nhập cuộc sống, đặc biệt khi những đứa nghèo chơi với nhau, chúng đã dần quen với nếp sống nghèo, nhu cầu vật chất không lớn, vì vậy cuộc sống đời thường của chúng cũng vui vẻ trôi qua, chứ không như mấy thằng nhà giàu vào nhà mấy đứa nghèo mà chậc lưỡi: "sống thế này sao chúng nó chịu nổi trời!" Bạn thấy chưa, họ đã quen vậy rồi mà. (tất nhiên cái gì cũng tương đối thôi nhé).
Còn nhiều ví dụ khác lắm, ví dụ những đứa con nhà nghèo, khi đã hòa nhập cuộc sống, đặc biệt khi những đứa nghèo chơi với nhau, chúng đã dần quen với nếp sống nghèo, nhu cầu vật chất không lớn, vì vậy cuộc sống đời thường của chúng cũng vui vẻ trôi qua, chứ không như mấy thằng nhà giàu vào nhà mấy đứa nghèo mà chậc lưỡi: "sống thế này sao chúng nó chịu nổi trời!" Bạn thấy chưa, họ đã quen vậy rồi mà. (tất nhiên cái gì cũng tương đối thôi nhé).
Vậy chúng ta nên làm gì để hạnh phúc hơn, so sánh với cái gì để thấy mình vẫn còn may mắn, so sánh với những ai để thấy mình đang hạnh phúc hơn khối người, so sánh thế nào để thấy cuộc đời vẫn đẹp sao, cho dù trên thực tế ta còn thua nhiều người !?...
Nhận xét
Đăng nhận xét